Đi làm học gì?

5 cách hiệu quả giúp bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc

single-image

Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu, quản lý và thể hiện cảm xúc của chính mình. Sau đây là 5 cách hiệu quả giúp bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc EQ – kỹ năng quan trọng trong công việc.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì?

Mặc dù trí tuệ cảm xúc được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống, nhưng ta có thực sự hiểu trí tuệ cảm xúc là gì?

Năm 1990, Peter Salovey và John D.Mayer định nghĩa trí tuệ cảm xúc thể hiện khả năng, năng lực tự nhận thức để xác định cảm xúc của chính mình và người khác. Người có EQ cao có thể phân loại được cảm xúc và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cũng như người khác.

Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống

Một số nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc giúp tăng hiệu suất và dễ thăng tiến trong công việc. Cụ thể hơn, EQ cao rất cần thiết cho việc ra quyết định và kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc giúp cải thiện sức khỏe thế chất và tinh thần, các mối quan hệ, khả năng lãnh đạo và giải quyết xung đột, giúp thành công trong cuộc sống.

Sau đây là 5 vai trò của trí tuệ cảm xúc trong công việc và cuộc sống:

  1. Cải thiện hiệu suất
  2. Tăng cường sức khỏe thể chất
  3. Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần và tâm hồn
  4. Mở rộng mạng lưới quan hệ
  5. Nâng tầm hiểu biết xã hội

Làm thế nào để trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc?

trí tuệ cảm xúc

Nhận thức bản thân tốt hơn

Những điều cốt lõi của trí thông minh cảm xúc là nhận biết được cảm xúc của bản thân và người khác. Để làm được điều đó tốt hơn, phương pháp hữu ích là luyện tập thiền và chánh niệm. Việc quan sát hơi thở và tập trung cảm nhận những cảm xúc bên trong giúp bạn có khả năng nhanh chóng nhận biết và gọi tên các cảm xúc, và từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin

Nếu cứ giữ cảm xúc và suy nghĩ ở trong lòng, bạn sẽ dễ cảm thấy cô độc khi không có ai hiểu bạn, và người khác cũng không thể hiểu được bạn. Thế nên hãy chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin của mình với những người bạn tin tưởng. Từ đó, những người xung quanh có thể hiểu hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bạn, và bạn cũng có cơ hội để lắng nghe các chia sẻ của những người xung quanh.

Đứng trên lập trường của người khác

Đồng cảm là một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Học cách đồng cảm giúp ta kéo gần khoảng cách với người khác, và tạo nên sự tin tưởng khi giao tiếp. Để phát triển sự đồng cảm, bạn nên chú ý đến người khác hơn. Luyện tập lắng nghe hoàn toàn vào câu chuyện của người khác, và thấu hiểu những chia sẻ đó giúp ta thêm đồng cảm và trân trọng người xung quanh.

Tập trung vào những điều tích cực

Tiếp cận những thách thức trong cuộc sống với cái nhìn tích cực, tập trung vào điều tốt đẹp giúp cho bạn có thêm động lực và khả năng vượt qua những khó khăn đó dễ dàng hơn.

Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, nhưng bạn không nên tập trung vào vấn đề, mà là khả năng và cơ hội mà mình có thể học được thông qua những khó khăn đó.

Học hỏi và phát triển hướng đến sự độc lập

Hãy học hỏi và phát triển liên tục, luôn tiến hóa và cởi mở với các ý tưởng mới, cũng như học hỏi từ người khác. Đồng thời phát triển khả năng tự chủ, độc lập với cảm xúc, quyết định và suy nghĩ của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có khả năng quyết đoán và sự tin tưởng ở bản thân, và bạn sẽ luôn giữ được cảm xúc tích cực và tự tin ở bản thân.

Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ chi phối các mối quan hệ xung quanh chúng ta mà còn có ảnh hưởng đến công việc, sự thăng tiến và phát triển. Vì vậy đừng quên rèn luyện trí tuệ cảm xúc để cải thiện bản thân từng ngày nhé!

>> Xem thêm: Deadline là gì? – Vì sao deadline lại giúp làm việc hiệu quả

Bạn thích bài viết này? Vote nhé!

You may also like