Hẳn các bạn được nghe nhiều đến trí thông minh cảm xúc giúp ích rất nhiều trong công việc và đời sống phải không nào? Tụi mình hãy xem những người với trí thông minh cảm xúc ứng dụng trong công việc như thế nào nhé
Đặc điểm của người có trí tuệ cảm xúc cao
Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có 5 đặc điểm sau:
Hiểu rõ chính mình
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của mình nên không để chúng chế ngự, nghiêm khắc khi đánh giá bản thân mình, và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó luôn hoàn thiện bản thân tốt hơn. Nhiều người cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong trí tuệ cảm xúc là hiểu rõ bản thân.

Kiểm soát tốt bản thân
Những người suy nghĩ chín chắn và cẩn thận, luôn cân nhắc trước khi hành động, không để cảm xúc tức giận, nông nổi ảnh hưởng đến hành động và công việc của mình là những người sở hữu trí thông minh cảm xúc cao. Họ cũng thường là những người biết nói “không” khi cần thiết.
Giàu sự nhiệt huyết
Làm việc tận tụy với hiệu quả cao, sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài là dấu hiệu của người giàu trí tuệ cảm xúc. Phần lớn những người này yêu thích thử thách và luôn cởi mở đón nhận những điều mới mẻ.
Biết cảm thông
Cảm thông là khả năng chúng ta hiểu và đồng cảm với những ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người xung quanh. Những người biết cảm thông rất giỏi nắm bắt cảm xúc của người khác, nhờ vậy sẽ biết lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Khả năng giao tiếp tốt có thể làm việc nhóm hiệu quả. Khả năng quan tâm đến cảm xúc của bản thân và người khác giúp cho những người giàu trí tuệ cảm xúc dễ thành công khi làm việc nhóm. Khả năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp cho họ biết cách tranh luận hiệu quả cũng như thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội.
>> Xem thêm: 7 bí quyết làm việc hiệu quả mà bất kỳ ai cũng cần biết
Ứng dụng của trí thông minh cảm xúc trong công việc
Trường hợp 1:
Thịnh được giám đốc giao cho đi gặp khách hàng và thuyết phục ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài bởi giám đốc nhận thấy anh là người có năng lực, khá nhanh nhạy và thông minh. Nắm bắt được quyền lợi cho công ty mình mặc dù đối phương đưa thêm điều kiện nhưng anh không bỏ lỡ cơ hội vẫn ký được hợp đồng với công ty đó và giám đốc khá hài lòng với bản hợp đồng.
Ngược lại, Lan cũng được công ty giao đi ký kết hợp đồng nhưng do là người kĩ tính, Lan đắn đo, đong đếm từng chút một, đặt tính cách của bản thân trên cả lý trí mà quên mất mình đang cần gì mà bỏ lỡ mất một mối làm ăn cho công ty.
Kết luận:
– Trí tuệ cảm xúc giúp ta xây dựng các mối quan hệ làm ăn trong công việc, mở rộng giao lưu, hiểu biết với khách hàng. Vậy nên, việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc là một trong các kỹ năng cần có trong việc phát triển bản thân.
– Ta phải biết đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận vấn đề cũng như hành động và cư xử. Nếu làm được như vậy ta sẽ làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình đồng thời có thể khai thác được lợi ích từ đối phương.
Trường hợp 2:
Chú Lại Văn Sâm là nhà báo, biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam được rất nhiều người yêu mến và đặc biệt là khán giả của chương trình “Ai là triệu phú”, một gameshow đắt khách.
Chú không chỉ là một người được nhiều đồng nghiệp yêu quý, ngưỡng mộ mà còn được khán giả truyền hình yêu thích bởi khả năng điều khiển chương trình, sự gây hứng thú cho khán giả và trí tuệ (sự hiểu biết) của chú.
Thông qua chương trình, chú thể hiện mình là một người am hiểu mọi lĩnh vực của cuộc sống, ứng xử thông minh và khôn khéo và đặc biệt chú rất khéo léo trong việc khai thác nội tâm của người khác, chú có thể giúp cho người chơi giảm bớt sự căng thẳng và thoải mái khi bước vào phần thi, có những gợi ý khéo léo và tinh tế cho người chơi trước những mốc quan trọng,….

Kết luận:
– Ta có thể thấy chú là người có trí tuệ cảm xúc rất tốt và chú xây dựng được những mối quan hệ lâu dài, khả năng này giúp cho công việc của chú trở nên thuận lợi hơn và chú luôn chủ động trong công việc của mình, chú không cần phải quá nặng nề hay nghiêm túc mỗi khi làm việc mà có thể thoải mái dẫn dắt chương trình.
Vì vậy, trí tuệ cảm xúc rất cần thiết khi ứng dụng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là trong công việc. Ứng dụng trí tuệ cảm xúc giúp cho chúng ta giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhanh chóng, tạo được những mối quan hệ lâu dài, nâng cao đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
>> Xem thêm: 3 Cách Giúp Bạn Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Mỗi Ngày
Lương net và lương gross là gì và cách phân biệt