Portfolio là một thuật ngữ được đề cập khá nhiều trong công việc. Chuẩn bị cho bản thân một bản Portfolio chuyên nghiệp không những khiến bạn hệ thống được kinh nghiệm làm việc một cách chỉnh chu mà đây cũng là cách để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy Portfolio là gì? Những tips nào để khiến Portfolio trông nổi bật hơn? Tham khảo ngay nào!
Portfolio là gì?
Portfolio là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản, Portfolio là bản tổng hợp toàn bộ dự án mà ứng viên đã từng tham gia thực hiện trước đây. Portfolio còn là nơi thể hiện năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên qua quá trình học tập, làm việc.
Portfolio được nhiều nhà tuyển dụng chú ý và lựa chọn là một trong các tiêu chí không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng. Đặc biệt là với những ngành liên quan nhiều đến dự án như: kinh doanh, tài chính, nghệ thuật, thiết kế…. Bởi đây là tài liệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về khả năng của ứng viên.
Portfolio gồm những gì?
Một bộ Portfolio hoàn chỉnh không thể thiếu những thông tin sau đây. Vậy các yếu tố không thể bỏ qua Portfolio là gì?
Triết lý công việc: Đây có thể là một châm ngôn, một triết lý mà bạn tâm đắc trong công việc hoặc trong ngành mà bạn theo đuổi.
Sơ yếu lý lịch: Thể hiện thông tin cá nhân cơ bản. Bạn cũng có thể chèn liên kết đến hồ sơ cá nhân khi làm Portfolio Online.
Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Ghi rõ đây là tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc đơn vị bạn từng hợp tác.
Mục tiêu nghề nghiệp: Nhìn chung, mục tiêu nghề nghiệp bạn nên chia theo ngắn hạn và dài hạn. Thời gian ngắn hạn rơi vào từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với thời gian dài hạn sẽ là 05 năm.
Kỹ năng: Cần điền các kỹ năng tiên quyết, cần thiết trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi vào Portfolio. Nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các kỹ năng này. Bên cạnh đó, phần này có thể bổ sung thêm thư tiến cử, nhận xét của giáo viên, khách hàng hoặc đối tác của dự án bạn từng tham gia.
Bằng cấp/chứng chỉ/sản phẩm: Đây được coi là một trong những phần rất quan trọng. Bởi những thứ này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được những bằng chứng về kỹ năng của bạn.
Điểm khác biệt giữa CV và Portfolio là gì?
Có khá nhiều người lầm tưởng rằng CV và Portfolio là một. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt nhất định. Vậy nên, mỗi ứng viên cần xác định rõ ràng để có thể sử dụng tốt nhất trong công việc. Vậy khi ứng tuyển nên nộp CV hay Portfolio?
Câu trả lời là tùy vào từng vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nộp CV hoặc Portfolio. Dưới đây là tips giúp bạn phân biệt được hai hình thức này:
1. Về nội dung
CV sẽ bao gồm nhiều đến thông tin cá nhân, quá trình học tập, lộ trình làm việc hay kỹ năng, thành tích, chứng chỉ, hoạt động ngoại khóa mà ứng viên tham gia…
Trong khi đó, Portfolio chú trọng đến sản phẩm và dự án mà ứng viên đã thực hiện. Portfolio được thể hiện dưới dạng hình ảnh, bản thảo, mô hình,… Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực mà Portfolio có mỗi cách trình bày khác nhau.
2. Về hình thức
Mặc dù không có nguyên tắc bao nhiêu trang sẽ là đảm bảo nhưng dù là CV hay Portfolio càng súc tích, ngắn gọn và đầy đủ sẽ ghi điểm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Theo khảo sát từ các chuyên gia nhân sự, CV chỉ nên được gói gọn trong khoảng 01 – 02 trang.
Mẹo để tạo nên sự thu hút trong Portfolio là gì?
1. Portfolio là một câu chuyện
Tạo nên câu chuyện trong Portfolio là gì? Điều này có thật sự quan trọng hay không? Rất nhiều người cho rằng một Portfolio là một hình thức văn bản để xin việc. Tuy nhiên, để khiến Portfolio trở nên thú vị hơn thì bạn nên viết ra một câu chuyện hấp dẫn về bạn. Đó có thể là thông qua các dự án, bạn tìm được điểm mạnh nào? Niềm đam mê và mục tiêu của bạn đến đâu? Hay điều gì bạn đã khai tác tốt ở bản thân?
3. Nên có trang giới thiệu
Vậy mẹo tiếp theo về những điều nên có trong Portfolio là gì? Một trang giới thiệu hấp dẫn sẽ nhanh chóng tạo nên sự ấn tượng đặc biệt ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Mọi thông tin nên được tóm gọn và thể hiện logic thay vì trình bày hết tất cả những gì về bạn. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi mà bạn có thể lồng ghép triết lý công việc vào.
3. Tóm gọn nội dung một cách phù hợp
Đôi khi tham gia quá nhiều dự án sẽ khiến bạn muốn “show” hết tất cả những gì mình có trong Portfolio. Tuy nhiên, điều này lại phản tác dụng. Bởi nếu thể hiện quá nhiều sẽ dẫn đến việc khó tập trung vào các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu trong công việc. Giải pháp là hãy chọn từ 8 đến 10 dự án tốt mà bạn cảm thấy tốt nhất cho Portfolio của bạn.
4. Thời hạn dự án trong Portfolio không quá 3 năm
Để giúp bạn đỡ “chật vật” và cân não xem nên lựa chọn dự án nào thì hãy xem xét loại bỏ các dự án quá thời hạn 3 năm. Bởi theo đánh giá, những dự án gần hơn sẽ thể hiện được kỹ năng thành thạo của bạn về các yêu cầu trong công việc. Cũng như bạn cập nhật được những cải tiến, thay đổi về tính chất công việc.
Nhiều chuyên gia khuyên rằng hãy cập nhật Portfolio 6 tháng một lần hoặc cập nhật hàng năm. Thói quen này sẽ giúp bạn đỡ bị lạc mất các dự án cũng như mô tả chi tiết hơn về các kinh nghiệm đã trải qua tại thời điểm hiện tại.
5. Trình bày gọn gàng, trực quan
Sự gọn gàng, logic tuy không phải là các yêu cầu được nhà tuyển dụng viết trực tiếp trên JD. Tuy nhiên, ngầm hiểu rằng đây là yếu tố không nên bỏ qua. Một bản Portfolio trực quan sẽ thể hiện bạn là một người chỉnh chu và chuyên nghiệp trong công việc. Bên cạnh đó, cách trình bày Portfolio như thế nào để trở nên ấn tượng nhất thì nó sẽ tùy thuộc nhiều vào ngành nghề. Với những ngành liên quan đến nghệ thuật thì một bản Portfolio có yếu tố thẩm mỹ luôn là điều được đặt lên hàng đầu.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp Portfolio là gì? Hay link Portfolio là gì? Để khiến bản thân trở nên tự tin hơn về vị trí mình đang ứng tuyển thì chuẩn bị cho mình một bản Portfolio ngay bây giờ là điều vô cùng cần thiết!
Mẫu hợp đồng lao động chuẩn theo quy định Bộ Lao động