Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp được ký kết giữa người lao động và bên sử dụng lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về hợp đồng lao động và các mẫu hợp đồng lao động hiện hành.
1.Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là một dạng cam kết giữa hai hay nhiều bên pháp nhân nhằm thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Hợp đồng lao động còn được xem là chiếc chìa khóa giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể phát sinh trong tương lai. Đây chính là tài liệu pháp lý, là bằng chứng quan trọng nhất ghi nhận những thỏa thuận của đôi bên dựa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định pháp luật đang có hiệu lực do nhà nước ban hành.
Trước khi bắt đầu làm việc với người lao động, bên sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo đúng quy định với người lao động. Điều này giúp đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những điều khoản đã thỏa thuận dưới sự đồng thuận của hai bên.
Hợp đồng lao động có thể được thể hiện qua văn bản hay lời nói với điều kiện có người làm chứng. Nếu vi phạm hợp đồng hoặc làm trái với cam kết thì hai bên sẽ phải ra tòa, bên thua sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về phí tổn.
2.Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
Nguyên tắc: Người lao động và bên sử dụng lao động thỏa thuận thực hiện hợp đồng theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, trung thực và hợp tác. Các bên cũng có thể tự do giao kết hợp đồng lao động với điều kiện không trái với pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hình thức: Hợp đồng được giao kết bằng văn bản, được chia thành 2 bản, mỗi bên sẽ giữ 1 bản.
HĐLĐ có thể là hợp đồng giấy, hợp đồng điện tử, hoặc là hợp đồng miệng. Tuy nhiên, hợp đồng miệng chỉ có thể được áp dụng cho hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất hiện nay
3.Các loại hợp đồng lao động theo luật lao động hiện hành
Theo Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động được chia thành 2 loại chính:
- HĐLĐ không xác định thời hạn: Là mẫu hợp đồng lao động mà trong đó đôi bên không xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng (Điểm a, khoản 1, điều 20, bộ luật lao động năm 2019)
- HĐLĐ xác định thời hạn: Là mẫu hợp đồng lao động trong đó đôi bên xác định rõ thời gian chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. (Điểm b, khoản 1, điều 20, bộ luật lao động năm 2019)
Như vậy, có thể thấy được theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được chia làm 2 dạng khác nhau. Theo khoản 2, điều 20 của Bộ luật lao động cũng có quy định cụ thể về hình thức chuyển đổi hợp đồng xác định thời hạn sang hợp đồng không xác định thời hạn, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng xác định thời hạn hết hạn thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký HĐLĐ mới. Nếu qua thời hạn trên mà không ký hợp đồng mới thì hợp đồng xác định thời hạn sẽ được chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động mới làm hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được phép ký thêm 1 lần. Sau đó, nếu hai bên vẫn tiếp tục làm việc với nhau thì hợp đồng này cũng chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
4.Mẫu hợp đồng lao động mới nhất
Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà bên sử dụng lao động sẽ soạn thảo ra một mẫu hợp đồng lao động phù hợp. Tuy nhiên, hợp đồng lao động nhất định phải có một số điều khoản bắt buộc, thể hiện rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Hiện nay, hợp đồng có thể được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy theo chủ thể ký kết.
Dưới đây là những mẫu hợp đồng lao động mới nhất chuẩn theo Bộ luật lao động. Bạn đọc có thể tải file mẫu hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu và chỉnh sửa nếu cần:
- Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Mẫu hợp đồng lao động song ngữ
5. Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động
Từ năm 2021, người lao động khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động/thử việc cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời gian thử việc tối đa: Thời gian thử với tối đa 180 ngày đối với người ở cấp bậc quản lý doanh nghiệp, không quá 60 ngày đối với người có trình độ cao đẳng trở lên, 30 ngày đối với người có trình độ trung cấp và 6 ngày đối với những công việc khác.
- Người lao động chỉ được phép thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thử việc đối với hợp đồng thời hạn dưới 1 tháng.
- Lương thử việc: Lương thử việc không được ít hơn 85% lương chính thức. Sau khi thử việc đạt yêu cầu, người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
- Lương chính thức: Lương chính thức không được phép thấp hơn lương tối thiểu vùng.
- Về giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ: Doanh nghiệp không được giữ bản gốc giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Lương làm thêm giờ: Quy định làm thêm giờ trong hợp đồng cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ và mức lương làm thêm giờ theo Bộ luật lao động hiện hành.
- Quy định về nghỉ lễ Tết: Cứ 1 năm người lao động sẽ có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép. Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng: Cần nắm rõ những trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt tương ứng.
Trên đây là những thông tin mới nhất về hợp đồng lao động và các mẫu hợp đồng lao động. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết của Nghienvanphong sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.
16 điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được thông qua người lao động cần biết