Cafe công sở

Làm trái ngành. Được gì? Mất gì

single-image

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, có đến 70% sinh viên ra trường làm trái ngành. Không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng đều tìm được cho mình một công việc đúng chuyên ngành. Có người học Luật ra trường lại làm Marketing, Sales. Các bạn có thể chủ động làm việc trái ngành mà phù hợp với bản thân hơn. Nhưng cũng không ít trường hợp bất đắc dĩ phải tìm cho mình một công việc để kiếm sống sau khi ra trường.

xin việc trái ngành

Vậy liệu xin việc trái ngành sẽ được và mất gì? Nếu bạn đang có ý định chuyển hướng, hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của việc làm trái ngành nhé!

Làm trái ngành bạn sẽ mất gì?

Mất nhiều thời gian và chi phí học lại ngành để bổ trợ công việc

Kiến thức khi học Đại học là rất quan trọng, vì đó là chuyên môn mà chúng ta được đào tạo bài bản, có hệ thống, nhằm phục vụ cho công việc tương lai. Tuy nhiên, khi làm việc trái ngành, tất cả kiến thức đó lại có thể xem như “đổ sông đổ bể” khi phải học lại từ đầu một ngành khác. Như vậy, chúng ta cũng phải chấp nhận đi chậm hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc:

Trong tuyển dụng, các doanh nghiệp thường cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Có thể họ không chú trọng bằng cấp nhưng kinh nghiệm là điều tất yếu. Vì vậy, sẽ rất khó khăn nếu bạn mới bước vào giai đoạn đầu của chuyển ngành. Và xem như bạn đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác.

Mức lương thấp trong giai đoạn đầu:

Khi bạn không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, việc nhà tuyển dụng không đưa ra mức lương tốt cho bạn là điều tất yếu. Bạn nên hiểu rằng giai đoạn này là giai đoạn để bạn học việc và đào tạo thêm kỹ năng cho công việc. Như vậy, bạn cũng phải chấp nhận việc nhận được thu nhập không cao như mong muốn.

Lựa chọn sai ngành

Việc chuyển hướng sang ngành khác, đặc biệt là với ngành nghề mình chưa tiếp xúc sẽ rất dẫn đến lựa chọn sai. Sau một thời gian, chúng ta sẽ dần cảm thấy mình không phù hợp với ngành đó và lại mất nhiều thời gian hơn.

Tuy làm trái ngành sẽ gây ra những khó khăn nhất định, nhưng nếu bạn kiên trì với mục tiêu mình đã chọn, bạn sẽ nhận được quả ngọt. Vậy bạn sẽ nhận được gì khi làm việc trái ngành?

>> Đừng bỏ lỡ: 7 bí quyết làm việc hiệu quả mà bất kỳ ai cũng cần biết

2. Làm trái ngành sẽ thu được gì?

Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm:

Kiến thức đại học thường mang tính hàn lâm nên khi ra trường, bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Vì vậy, nhiều bạn chọn làm trái ngành (hoặc buộc phải làm trái ngành) lại có thêm vốn kinh nghiệm ngoài những gì mình được học. Điều này cũng giúp ích cho các bạn sau này khi không phải nhất định gắn bó với chỉ một công việc.

Bổ sung kỹ năng mềm:

Đừng nghĩ rằng làm trái ngành là lãng phí vô ích, vì đây cũng là quãng thời gian trải nghiệm giúp bạn thích ứng với những môi trường khác nhau. Ví dụ như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…

Mở rộng giới hạn khả năng của bản thân:

làm trái ngành được hay mất

Tại Việt Nam, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống, vì vậy, học sinh sinh viên thường “lạc trôi” khi chọn ngành, chọn trường. Thậm chí là đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa biết sau này sẽ làm gì. Vì vậy, làm trái ngành là một thử thách và cũng là cơ hội để bạn được trải nghiệm, được khai phá khả năng của bản thân mà trước đó chưa bao giờ nghĩ đến.

>> Xem thêm: 7 Kỹ năng vàng cần có để thành công trong mọi lĩnh vực

Vậy có nên làm trái ngành hay không?

Làm nghề nào thì điều quan trọng nhất vẫn là bạn cảm thấy vui vẻ với công việc mình làm và đủ để chi trả cho cuộc sống. Vì thế, nếu bạn cảm thấy việc chuyển ngành là cần thiết, thì đó không phải là vấn đề. Miễn là bạn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. Chỉ có chuyên môn vững vàng mới là điều kiện để bạn gắn bó lâu dài với công việc đã chọn. Vậy nên, dù có làm trái ngành hay không cũng hãy chuẩn bị cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm vững chắc nhất nhé!

Bạn thích bài viết này? Vote nhé!

You may also like