Bí kíp 'sinh tồn'

Những kỹ năng sinh tồn nơi công sở không thể bỏ qua

single-image

Kỹ năng sinh tồn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần được trang bị để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp, bất ngờ trong cuộc sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kỹ năng này vẫn chưa thực sự được chú trọng và đào tạo như một kỹ năng bắt buộc cho mọi công dân. 

Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng sinh tồn bao gồm:

  1. Kỹ năng sinh tồn là gì?
  2. Tại sao cần biết kỹ năng sinh tồn?
  3. Kỹ năng sinh tồn nơi công sở cần biết
ky-nang-so-cap-cuu
Hình 1: Các kỹ năng sinh tồn bạn cần biết

1. Kỹ năng sinh tồn là gì?

Kỹ năng sinh tồn được hiểu đơn giản là một tổ hợp các kỹ năng cần thiết để bạn có thể duy trì sự sống trong bất kỳ môi trường hay hoàn cảnh khắc nghiệt nào như: Đi lạc trong rừng, kỹ năng sơ cấp cứu vết thương, kỹ năng thoát hiểm đám đông,… Bài này sẽ tập trung vào các kỹ năng sinh tồn cho dân công sở để ứng biến với các tình huống khẩn cấp khi làm việc tại các cao ốc, văn phòng. 

2. Tại sao cần biết kỹ năng sinh tồn

Kỹ năng sinh tồn đóng vai trò quan trọng trong đời sống bởi lẽ chúng ta không thể biết điều điều rủi ro bất ngờ gì sẽ diễn ra trong tương lai. Để tồn tại và đối phó với bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cần rèn luyện kỹ năng này để tồn tại và phát triển. Kỹ năng sinh tồn giúp mỗi người trở thành bình tĩnh, tự tin hơn trong những tình huống hỏa loạn và hỗ trợ người khác một cách an toàn nhất.

3. Kỹ năng sinh tồn nơi công sở cần biết

3.1. Kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn

Hỏa hoạn, cháy nổ là một trong những mối nguy phổ biến nhất khi làm việc tại các văn phòng cao tầng. Vì vậy, kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cháy cần được trang bị cẩn trọng cho dân văn phòng nơi đây. Một vài lưu ý bạn cần nhớ khi gặp hỏa hoạn tại các cao ốc, tòa nhà lớn bao gồm:

  • Bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất để xử lý vấn đề
  • Thông báo cho các đơn vị liên quan để nhận sự hỗ trợ
  • Thoát khỏi đám cháy
ky-nang-sinh-ton
Hình 2: Kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn

Bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất để thoát hiểm. Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, con người có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có kỹ năng thoát nạn trong giai đoạn này, thời gian kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là phải bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra. 

Ngay sau đó, bạn nên tìm kiếm các sự trợ giúp từ bên ngoài bao gồm: Liên hệ cho đơn bị quản lý tòa nhà, lực lượng phòng cháy chữa cháy 114, cung cấp đầy đủ, chính xác vị trí và mô tả cụ thể nơi diễn ra đám cháy. Bạn cần ghi nhớ vị trí đặt các phương tiện chữa cháy quanh tầng mình làm việc, bao gồm: 

  • Nút báo cháy: Thường được gắn cố định tại các khu hàng lang
  • Bình cứu hỏa xách tay
  • Cửa thoát hiểm
  • Cầu thang thoát hiểm

Hãy nhớ rằng nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Những nguyên tắc để thoát hiểm an toàn bao gồm: Lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất để tìm lối ra.

3.2. Kỹ năng xử lý ngộ độc thực phẩm

Với làn sóng di cư ồ ạt về các thành phố lớn như hiện nay, vấn đề về an toàn thực phẩm tại Việt Nam tồn tại nhiều nhức nhối. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng cục thống kê Việt Nam đã ghi nhận 544 người bị ngộ độc thực phẩm và có 11 người tử vong. Để giảm những rủi ro thiệt hại về người, việc trang bị các kỹ năng xử lý ngộ độc thực phẩm rất quan trọng.  

ky-nang-sinh-ton
Hình 3: Kỹ năng xử lý ngộ độc thực phẩm

Trước tiên, bạn phải hạn chế và loại bỏ độc tố ngấm vào cơ thể bằng cách ngừng ngay ăn uống và khẩn trương loại bỏ, tống xuất thức ăn nghi gây ngộ độc ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn. 

Cách gây nôn đơn giản là dùng tay móc họng, hoặc dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. 

Bù nước cho bệnh nhân: Sau khi gây nôn nên cho người bị ngộ độc uống 1 tuýp than hoạt hoặc uống nước oresol bù điện giải. Nếu người bị ngộ độc nôn, tiêu chảy mất nước nhiều thì cần tăng lượng nước oresol hoặc nước lọc uống bù cho việc mất nước.

Lưu  ý:  Đối với tất cả các trường hợp bị ngộ độc, sau khi sơ cứu tại chỗ đều phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế xử trí kịp thời hoặc cho hướng dẫn phù hợp. Tuyệt đối không được cho người bị ngộ độc uống thuốc cầm tiêu chảy. Cần lưu giữ thức ăn nghi gây NĐTP để giúp việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc và định hướng tìm chất trung hòa độc tính nếu có.

3.3. Kỹ năng thoát khỏi đám đông

Kỹ năng thoát khỏi đám đông là một trong những kỹ năng quan trọng khi làm việc tại các tòa nhà lớn với số lượng nhân viên lên tới hàng nghìn người. Trong trường hợp không thể kịp thời tránh khỏi đám đông hỗn loạn đang cố gắng chèn ép lẫn nhau, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh. Trong tình huống này, bạn cần đảm bảo cố gắng hít thở đều. Bên cạnh đó, mọi người cần kiểm soát cảm xúc tốt để không hoảng loạn, la hét lãng phí năng lượng và oxy nhanh đuối sức. Những nguyên tắc khi bị mắc kẹt trong đám đông.

ky-nang-sinh-ton
Hình 4: Kỹ năng thoát khỏi đám đông
  • Tránh bị ngã xuống đất: Cố gắng đứng thật vững, vì nếu ngã xuống, trẻ sẽ rất khó có thể đứng dậy vì đang có quá nhiều người chèn ép xung quanh nhưng lại không có chỗ trống. Việc đứng vững cũng giúp ích cho những người khác vì nếu trẻ ngã thì sẽ trở thành chướng ngại vật, kéo theo rất nhiều người lần lượt ngã theo, thậm chí là ngã đè lên cơ thể trẻ.
  • Đứng theo tư thế của võ sĩ quyền anh: Đưa cánh tay ra trước ngực, dùng tay thuận nắm lấy cánh tay kia và giữ nguyên tư thế. Điều này giúp tạo ra một lá chắn trước ngực, bảo vệ ngực của trẻ và duy trì một khoảng trống nhất định giữa bé và những người xung quanh để lồng ngực không bị chèn ép quá mức. Lúc này, chỉ cần đẩy được cánh tay ra phía trước một chút thôi (0,5-1 cm) là bé đã có thêm không gian để hít thở.
  • Di chuyển theo đám đông, đừng thúc ép: Trong một đám đông hỗn loạn, mọi điều diễn ra đều mang tính chất là phản ứng dây chuyền. Nếu trẻ đẩy người khác, sự thúc đẩy được khuếch đại và sẽ quay trở lại với bé. Do đó, nếu trẻ cảm thấy bị thúc đẩy, hãy dặn trẻ đừng thúc ép ngược lại, đừng khuếch đại làn sóng này. Nếu không, sự thúc đẩy từ nhiều phía có thể gây nguy hiểm tính mạng.
  • Thoát khỏi đám đông chèn ép bằng cách vận dụng phương pháp đàn accordion: Mặc dù nương theo đám đông để di chuyển là một bí quyết sống còn khi bị mắc kẹt trong dòng người hỗn loạn, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ nên đi theo hướng chính xác mà đám đông đang hướng tới. Nếu có thể, trẻ nên tận dụng mọi khoảng trống có được để di chuyển sang một bên (về phía ít đông người hơn) theo đường chéo, trong khi vẫn nương theo tốc độ và chiều di chuyển của đám đông.

Bên trên là những kỹ năng sinh tồn mà bạn cần phải biết khi làm việc tại các cao ốc, cao tầng. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho bạn thêm các kỹ năng cần thiết để ứng phó với các biến cố có thể xảy ra trong tương lai.

Bạn thích bài viết này? Vote nhé!

You may also like