Định luật Murphy giúp giải đáp những tình huống trớ trêu hoặc hy hữu trong cuộc sống. Vậy định luật kỳ lạ này cụ thể là gì? Hãy cùng Nghienvanphong khám phá trong bài viết dưới đây!
Định luật Murphy là gì?
Định luật Murphy còn được gọi với cái tên “định luật bánh bơ” hay “định luật đầu độc”. Nó được đặt theo tên của một vị đại úy người Mỹ tên là Edward A.Murphy. Định luật này nổi bật với nội dung: “Anything that can go wrong, will go wrong”, có nghĩa là: “Nếu có điều gì xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra”.
Định luật Murphy đã được chứng minh thông qua thí nghiệm với bánh mì phết bơ vào năm 1949. Cụ thể, nếu bạn đánh rơi một miếng bánh bandwich có một mặt được phết bơ, thì xác suất mặt phết bơ bị úp xuống sẽ cao hơn mặt còn lại. Từ đó, định luật Murphy có thể được hiểu đơn giản là những điều xấu luôn có nhiều cơ may xảy ra và nó thường xảy ra vào thời điểm bất ngờ nhất.
Ví dụ về hiệu ứng định luật Murphy
Cuộc sống xung quanh luôn tồn tại những vận xui bất ngờ khiến chúng ta phải ngẫm lại về định luật Murphy
Chiếc tàu Titanic huyền thoại tưởng chừng không bao giờ xảy ra sự cố, vậy mà nó vẫn chìm sâu xuống lòng đại dương
Một tuần bạn luôn đều đặn mang ô bên người, và thời tiết những hôm đó vẫn luôn tạnh ráo. Tuy nhiên, bỗng có một ngày bạn quên mang ô thì trời đột nhiên đổ cơn mưa. Trong khi đó bạn đang mặc trên người bộ đồ xinh đẹp và chỉn chu nhất.
Hoặc là, khi có người ở nhà, bạn đều nhớ mang theo chìa khóa, nhưng bạn lại quên chìa khóa vào đúng hôm không có người nào khác ở nhà.
Một ví dụ khác, bạn đang xếp hàng chờ tính tiền ở siêu thị. Bạn nhìn thấy quầy bên cạnh có vẻ ít người hơn nên quyết định chuyển qua đó. Thế nhưng đến lượt của bạn, máy thanh toán của nhân viên bất ngờ bị hỏng. Cuối cùng bạn phải trở lại quầy tính tiền cũ và xếp sau hàng dài những khách hàng khác.
Áp dụng định luật Murphy trong kinh doanh
Khi nhìn lại những thành công hay thất bại của một số nhà kinh doanh có tên tuổi, mọi thứ dường như được thu hẹp trong định luật Murphy. Đó là “Nếu trong kinh doanh có một cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó.”
Đến nay, có thể thấy dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt động của con người. Trong số những phương án phát triển một dự án nào đó, nếu có một phương án không tối ưu thì khi triển khai, người quản lý/điều hành sẽ chọn phương án đó.
Nhắc đến sự chi phối của định luật Murphy trong hoạt động kinh doanh, chắc hẳn phải kể đến tập đoàn Deawoo.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, tập đoàn Deawoo quyết định gác công nghệ chế tạo ô tô được ưa chuộng sang một bên và bước chân vào thị trường mới. Quá trình chuyển đổi của họ gặp rất nhiều khó khăn như: tự mò mẫm công nghệ mới, sản phẩm truyền thống giảm mạnh, doanh thu giảm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 1997, tập đoàn đã sa sút nghiêm trọng và buộc phải đóng cửa.
Những người đứng đầu hãng Adidas thừa hiểu rằng, trong thế giới kinh doanh không ngừng biến đổi, hoặc là sáng tạo cái mới, hoặc là dần biến mất. Thế nhưng họ đã bị định luật Murphy chi phối dẫn đến mất thị trường ngay trên sân nhà. Điều đó đã được chứng mình từ năm 1949 trong một nghiên cứu của không quân Mỹ về tác động của quá trình giảm tốc đối với phi công máy bay phản lực.
Công việc thử nghiệm đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, và tưởng chừng như sẽ không có sai sót. Nhưng sau thử nghiệm đó, E.Murphy không ghi được bất kỳ số liệu nào. Nguyên nhân là do một điện cực đã bị lắp ngược. Sai lầm đó khiến Murphy phải thốt lên: “Nếu trong nhiều cách có một cách sai, sẽ có một người làm theo cách sai đó”.
Tựu chung, định luật Murphy giúp chúng ta hiểu ra rằng không nên chủ quan ở bất kỳ trường hợp nào, luôn lường trước những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Trên thực tế, từ thời xưa ông bà ta đã có những lời dạy qua những câu ca dao tục ngữ tương đồng với định luật Murphy như: “cẩn tắc vô áy náy”, “nói trước bước không qua”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”.
“Giải quyết vấn đề một cách triệt để” thực ra chỉ là một lời nói không xác định. Vì khi một vấn đề được giải quyết thì vấn đề khác sẽ tự động nhảy ra. (Murphy 13)
Nếu bạn đã biết được xác suất xảy ra những điều tồi tệ gần như là chắc chắn, vậy thì bạn không phải sợ “lỡ” hay “nếu” nữa. Bởi vì dù sớm hay muộn thì nó cũng xảy ra. Điều bạn cần làm là cứ làm công việc của mình, nếu có vấn đề xảy ra thì giải quyết.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về định luật Murphy và những ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Hiểu được định luật này sẽ phần nào giúp bạn tránh được những sự kiện không mong muốn và có ý thức hơn trong mỗi hành động của mình.
Hội chứng “People Pleasers” là gì? 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết