Bí kíp 'sinh tồn'

Cách Tính Bảo Hiểm Thất Nghiệp Dễ Dàng Và Mới Nhất Năm 2023

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi quan trọng của công dân. Vậy cách tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp khi bạn tìm hiểu thông tin tại bài viết này

1.Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp) là một loại bảo hiểm xã hội. Mục tiêu của khoản trợ cấp nằm hỗ trợ chi phí ở mức tối thiểu để bạn có thể chi trả trong thời gian thất nghiệp. 

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được những quyền lợi sau:

Điều 42 Luật Làm Việc năm 2013 quy định rằng: 

  • Một khoản trợ cấp khi thời gian thất nghiệp 
  • Tư vấn, hỗ trợ nghề nghiệp
  • Tư vấn và hỗ trợ đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Hình 1: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? 

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần hiểu và đọc rõ các điều kiện sau tại Điều 49 Luật Việc Làm, 2013

“Căn cứ Điều 49 Luật Việc Làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…”

Source: Điều 49 Luật Việc làm năm 2013

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hình 2: Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo điều 57 luật làm việc 2013 quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Đối với người lao động đóng bằng 1% tiền lương hàng tháng.
  • Đôi vớ chủ sở hữu lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đang tham gia bhtn
  • Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

4. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản 2023

Theo Điều 50 Luật Việc Làm năm 2013, mức trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Cách tính bảo hiểm này có thể chia thành 2 trường hợp

Trường hợp 1: Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở:

  • Từ 01/01/2020, người thất nghiệp được nhận 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020, số tiền này lên tới 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng

Trường hợp 2: Chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Từ 01/01/2020

 

Vùng Mức lương tối thiểu vùng Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa 5 tháng
1 4,42 triệu đồng/tháng 22,1 triệu đồng/tháng
2 3,92 triệu đồng/tháng 19,6 triệu đồng/tháng
3 3,43 triệu đồng/tháng 17,15 triệu đồng/tháng
4 3,07 triệu đồng/tháng 15,35 triệu đồng/tháng

 

Sau đây là một số case study tính bảo hiểm thất nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm: 

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E. Bà nhận mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất. Ngoài ra, nhân viên cần theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ luật để hiểu về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng.

Bạn thích bài viết này? Vote nhé!

You may also like