Đi làm học gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh cần có gì?

single-image

Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những bản báo cáo quan trọng của doanh nghiệp và ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty. Vậy báo cáo kết quả kinh doanh là gì và làm cách nào để lập báo cáo kết quả kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh là bản trình bày tình hình kinh doanh của công ty trong một kỳ. Nội dung báo cáo bao gồm hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào bản báo cáo kinh doanh của công ty để đưa ra những quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Lợi nhuận và doanh thu trong bản báo cáo cũng rất quan trọng. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu không chỉ với doanh nghiệp mà còn với những bên có liên quan. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Và điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút số vốn lớn từ các nhà đầu tư.

Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

cách viết báo cáo kết quả kinh doanh

Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh

Trong báo cáo kinh doanh thường có 4 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1: Phản ánh doanh thu, chi phí của các hoạt động chính trong kỳ
  • Phần 2: Phản ánh doanh thu, chi phí của các hoạt động khác của doanh nghiệp
  • Phần 3: Trình bày lợi nhuận, nghĩa vụ, thuê của doanh nghiệp
  • Phần 4: Trình bày lãi cơ bản và suy giảm trên cổ phiếu (phần này chỉ được trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp).

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu báo cáo kết quả kinh doanh trong 6 bước

Bố cục báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo KQKD của công ty bao gồm 5 cột:

  • Chỉ tiêu (1): Các chỉ tiêu báo cáo
  • Mã số (2): Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
  • Thuyết minh báo cáo tài chính (3): Diễn giải các số hiệu của các chỉ tiêu tương ứng
  • Năm nay (4): Tổng số phát sinh trong năm nay
  • Năm trước (5): Số liệu của năm trước và số liệu này thường được dùng để so sánh

Chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh cần phải được trình bày khoa học và đảm bảo đầy đủ nội dung. Đặc biệt phải đúng quy chuẩn kế toán, nếu không sẽ không được tính là hợp lệ. Theo thông tư 200 bao gồm 20 chỉ tiêu, trong đó thuộc hai nhóm doanh thu và chi phí. Riêng 2 tiêu chí cuối chỉ được trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp & không trình bày trong các báo cáo kinh doanh khác.

Nhóm doanh thu của báo cáo bao gồm:

  • (1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh và đầu tư khác của công ty. Đối với báo cáo cho các đơn vị không có tư cách pháp nhân thì các khoản phát sinh nội bộ cần loại bỏ. Lưu ý, doanh thu ở đây không bao gồm các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng.
  • (2) Các khoản giảm trừ doanh thu: các khoản giảm trừ vào doanh thu như khoản. Ví dụ như chiết khấu, giảm giá, hay hàng bị hoàn lại.
  • (10) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh số từ các hoạt động của công ty trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu, tương đương với (1)-(2).
  • (11) Giá vốn bán hàng: Tổng giá vốn của sản phẩm, chi phí cần có để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
  • (20) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Độ chênh lệch giữa doanh thu thuần của doanh nghiệp và giá vốn bán hàng, tương đương (10)-(11).
  • (21) Doanh thu hoạt động tài chính: tổng doanh thu của doanh nghiệp từ các hoạt động tài chính.

    Nhóm chi phí của báo cáo bao gồm:

  • (22) Chi phí tài chính : Chi phí tài chính như chi phí bản quyền, chi phí cho các hoạt động liên doanh.
  • (23) Chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay được tính vào chi phí tài chính.
  • (25) Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • (26) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý kinh doanh.
  • (30) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp ((20) + (21) – (22) – (25) – (26)).
  • (31) Thu nhập khác: Thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán.
  • (32) Chi phí khác: Chi phí phát sinh trong kỳ kế toán.
  • (40) Lợi nhuận khác: Độ chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác, tương đương (31)-(32)
  • (50) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp, tương đương (30)-(40)
  • (51) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Chi phí thuế phát sinh trong kỳ kế toán
  • (52) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế hoãn phát sinh trong kỳ kế toán

    Nhóm lợi nhuận của báo cáo bao gồm:

  • (60) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau khi lấy lợi nhuận trước thuế (50) trừ đi chi phí thuế ((51)+(52))
  • (70) Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Lãi cơ bản trên cổ phiếu nhưng không tính đến các công cụ trong tương lai có khả năng làm ảnh hưởng giá trị cổ phiếu.
  • (71) Lãi suy giảm trên cổ phiếu: Lãi suy giảm trên cổ phiếu và có tính đến các công cụ trong tương lai có khả năng làm ảnh hưởng giá trị cổ phiếu.

Hi vọng bài viết này giúp các bạn hiểu được báo cáo kết quả kinh doanh là gì và cách làm cơ bản để xây dựng một bản báo cáo kinh doanh.

> Xem thêm: Quản trị văn phòng là gì? 5 phần mềm quản lý văn phòng hiệu quả

Các mẹo làm thuyết trình powerpoint chuyên nghiệp

Bạn thích bài viết này? Vote nhé!

You may also like