Trong cuộc sống, áp lực công việc dường như là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc chịu đựng sự áp lực này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý cũng như thể chất của chúng ta. Vậy làm sao để có thể vượt qua áp lực công việc? Cùng tìm hiểu các cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để khiến bản thân luôn trong trạng thái tốt trong công việc nhé!
Áp lực công việc có thể khiến bạn mệt mỏi căng thẳng
Áp lực công việc là gì?
Áp lực công việc là trạng thái sức khỏe thể chất và tinh thần không được tốt khiến con người cảm thấy khó khăn, mệt mỏi mỗi khi đối diện với công việc. Những người chịu tác động của áp lực công việc luôn cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng và không có hứng thú đi làm.
Nguyên nhân gây ra áp lực công việc có thể từ: Khối lượng công việc được giao quá tải, không đạt được sự hài lòng trong công việc, làm trái ngành và cảm thấy không phù hợp với tính chất công việc, cấp trên khắt khe và gây khó dễ, môi trường làm việc cạnh tranh…
Bạn có đang gặp phải những vấn đề trên và vô hình chung đang chịu đựng áp lực trong công việc mà không hề hay biết? Nếu vậy hãy ngay lập tức tập cho mình những thói quen sau để giảm tải và vượt qua áp lực công việc.
Cách vượt qua áp lực công việc
Nghỉ ngơi khi cơ thể cần
Khi nhận thấy cơ thể đang báo động, bạn nên xin nghỉ phép và tạm rời xa công việc của mình. Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Gạt bỏ công việc qua một bên và nghỉ ngơi đúng lúc sẽ khiến tinh thần của bạn thoải mái và không phải “gồng” quá mức. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn!
Lập kế hoạch làm việc khoa học
Một kế hoạch làm việc khoa học, chi tiết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp là cách vượt qua áp lực hiệu quả mà các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện. Cách này sẽ giúp bạn tập trung vào công việc và quản lý thời gian tốt hơn. Vì vậy, bạn nên học cách liệt kê các đầu việc và thứ tự ưu tiên mình cần làm để không phải gặp rắc rối khi có quá nhiều deadlines cùng lúc.
Thư giãn và tìm đến sở thích
Tâm lý căng thẳng thường khiến con người không thể hoàn thành tốt công việc. Do đó, hãy tập thư giãn bằng cách tìm đến các sở thích khiến bản thân hứng thú và vui vẻ.
Chẳng hạn như đi mua sắm, tâm sự với bạn bè, người thân; đi du lịch, xem phim, đọc sách, nghe nhạc, vẽ vời… Việc này sẽ khiến tâm trí bạn tạm rời xa áp lực công việc và tinh thần sảng khoái hơn. Khi cảm thấy tư tưởng đã thoải mái, có thể làm việc hiệu quả thì bạn hãy quay trở lại làm việc.
Xác định lại mục tiêu bản thân
Việc đặt ra những kỳ vọng không thực tế về mục tiêu nghề nghiệp không chỉ khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mà khiến cho bạn bị giảm tự tin khi đón nhận một mục tiêu mới. Sự cố gắng quá mức, làm việc quà nhiều khiến bạn dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng kéo dài, hiệu quả công việc vì thế mà kém đi. Bởi vậy, hãy cố gắng xác định lại mục tiêu của bản thân và không ngừng trau dồi để tiến lên phía trước. Như vậy, áp lực cũng sẽ không thể nhấn chìm bạn.
Chăm sóc cơ thể và tập thể dục đều đặn
Tinh thần đang bất ổn thì bạn càng cần phải để ý đến sức khỏe thể chất. Khi cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần mới không dễ dàng bị kiệt quệ. Cố gắng dành ra 20 phút mỗi ngày để đi bộ, theo cách đó sẽ không chỉ làm giảm stress mà còn cải thiện sức khỏe của bạn. Ăn ngon, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập thể dục đều đặn,… đều là những cách hoàn toàn đơn giản để giúp bạn lấy lại tinh thần và sức khỏe.
Áp lực tạo nên động lực. Điều này không hẳn là sai, nhưng đừng để áp lực quá lớn dẫn đến việc chèn ép bản thân phải chạy theo nó. Đôi khi cũng chính áp lực là điều giúp chúng ta tạo nên được nhiều đột phá để thành công hơn, để thăng tiến trong công việc, hay để chiến thắng bản thân… Và đừng quên áp dụng những phương pháp trên để “tự cứu” mỗi khi bạn cảm thấy bản thân đang báo động nhé!
Những kỹ năng sinh tồn nơi công sở không thể bỏ qua